Đăng lúc 09:26:40 ngày 19/11/2018 | Lượt xem 1072 | Cỡ chữ
Tại các khu vực ven biển như vùng biên miền Trung, Quảng Ninh, Thanh Hóa,........., nghề nuôi trồng thuỷ sản bằng lồng bè đang mang lại triển vọng mới về kinh tế cho người dân. Theo khảo sát, phổ biến vẫn là sử dụng khung lồng bằng gỗ liên kết lại với nhau bằng dây cước, bu lông tạo thành các ô vuông; kết hợp với phao xốp và thùng nhựa để nâng đỡ và làm nổi các ô lồng.
Lồng cá sửu dụng ống HDPE
Tuy nhiên với ưu điểm là giá thành rẻ, phương pháp này lại có nhiều bất lợi cho người dân như tuổi thọ ngắn, không chịu được bão tố, thường xuyên phải sửa chữa, thay thế dẫn đến tăng chi phí sản xuất trong quá trình nuôi. Đặc biệt, phao xốp thường bị vỡ vụn thành các mảnh nhỏ gây hại cho sinh vật nuôi, ảnh hưởng tới môi trường. Nhựa Hoa Sen đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp cải tiến cho các lồng bè bằng vật liệu dễ kiếm, đó là ống HDPE và PVC.
Với đặc thù địa lý là nơi chịu nhiều bão gió, các vật liệu có sức bền, chịu va đập cao, an toàn với môi trường và nguồn nước sẽ được chú trong sử dụng, đặc biệt là ống HDPE. Hiện nay, tại miền Trung đã có nhiều hộ dân áp dụng vào việc chăn nuôi và đánh giá rất tốt về mô hình này.
Các công nghệ về nuôi trồng thủy sản cũng đã hiện đại hơn, nhằm giảm thiểu sự thất thoát tối đa cho người dân như công nghệ Na Uy, công nghệ Đan Mạch,.....Điểm bất lợi duy nhất đó là vốn đầu tư ban đầu tương đối cao, đối với các hộ gia đình còn khó khăn rất cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền để tạo dựng được mô hình nuôi ổn định, cải thiện cuộc sống.
Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn: